Probiotics hay lợi khuẩn là các vi sinh vật có lợi đối với sức khỏe con người, thường được sử dụng trong các sản phẩm men vi sinh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Để hiểu rõ hơn probiostics là gì và cơ chế, tác dụng của nó ra sao?

Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây của Y Tế Dược Bạch Mai

1. Probiotics là gì?

Khái niệm Probiotics được đưa ra bởi nhà khoa học người Nga, Elie Metchmikoff vào những năm đầu của thế kỷ 18. Probiotics (tạm dịch là các chất trợ sinh) còn được định nghĩa là các vi khuẩn sống có lợi, khi bổ sung một lượng thích hợp sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe người dùng.

Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều chúng vi sinh vật khác nhau và nhiều loài được Tổ chức y tế thế giới WHO công nhận về tính hiệu quả, an toàn với sức khỏe con người như chủng lợi khuẩn Bacillus, LactoBacillus, Bifidobacterium,…

Các chế phẩm sinh học từ probiotics còn được gọi là men vi sinh, thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị, giảm ngừa các chứng rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy và các bệnh liên quan đến đường ruột, đại tràng. Probiotics cũng có mặt trong các thực phẩm hằng ngày như: Các thực phẩm lên men, dưa muối, sữa chua,…

Các nhà khoa học cho rằng, ống tiêu hóa của con người có một hệ vi sinh vật thường trú, với số lượng rất lớn (khoảng 100 nghìn tỉ vi sinh vật, bao gồm cả vi sinh vật có lợi và có hại), trong đó có hơn 400 loài vi sinh vật khác nhau chung sống với nhau tạo thành hệ sinh thái cân bằng, ổn định là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh đường ruột đồng thời duy trì các hoạt động chuyển hóa của cơ thể.

Theo quy định của WHO liều lượng an toàn và đủ để probiotics phát huy tác dụng hỗ trợ điều trị tối thiểu là từ 10^8 đơn vị hay 100 triệu đơn vị tế bào lợi khuẩn – tới 10^11 tương đương 100 nghìn tỉ đơn vị tế bào lợi khuẩn.

 2. Tác dụng của Probiotics

Một số tác dụng của probiotics với sức khỏe con người có thể kể đến như: Ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh, tác động lên biểu mô ruột, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch,….

Tác dụng kháng khuẩn

Probiotics có thể tạo ra các acid hữu cơ, hydrogen peroxide và chất diệt khuẩn, có thể làm giảm những vi sinh vật mang mầm bệnh hoặc gây ảnh hưởng đấy sự trao đổi chất của vi khuẩn có hại. Khả năng này là nhờ việc giảm pH khoang ruột thông qua việc tạo ra các acid béo chuỗi ngắn dễ bay hơi như acetate, propionate và butyrate, đặc biệt là acid lactic, của lợi khuẩn. Tiếp đó, là sự cạnh tranh với hại khuẩn để ngăn chặn sự bám dính vào đưởng ruột, cạnh tranh dinh dưỡng cần thiết với các hại khuẩn và khiến chúng suy yếu.

Tác dụng lên biểu mô ruột

Probiotics đẩy mạnh sự liên kết giữa những tế bào biểu mô ruột, thúc đẩy việc tăng tiết niêm dịch, tăng tiết β- defensin vào trong lớp niêm dịch nhờ đó ngăn cản sự phân chia và phát triển của vi khuẩn hội sinh, vi khuẩn gây bệnh, đồng thời làm tăng sự hoàn thiện của hàng rảo biểu mô ruột.

Probiotics có thể kích thích tế bào ruột tăng tiết IgA vào trong lớp niêm dịch xoang ruột, những kháng thể này hạn chế sự tấn công của vi khuẩn ở biểu mô ruột thông qua việc gắn kết vi khuẩn với kháng nguyên của nó. Nhờ đó đảm bảo trạng thái cân bằng hệ vi sinh ở ruột.

Tăng cường hệ miễn dịch

Probiotic giúp đẩy nhanh quá trình báo biệu cho tế bảo các nguồn bệnh, vi khuẩn nguy hiểm, sau đó tạo đáp ứng miễn dịch để làm giảm dị ứng, giảm đáp ứng viêm. Các kháng thể luôn thường trực để bảo vệ và tiêu diệt nhanh tế bào gây bệnh. Nhờ đó hệ miễn dịch của cả cơ thể được đảm bảo.

Ổn định hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh đường ruột tồn tại cả hại khuẩn và lợi khuẩn (probiotics). Các yếu tố bất lợi từ môi trường tác động lên cơ thể hay nguồn thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các vi khuẩn chỉ tồn tại tạm thời trong ruột và được đào thải liên tục, probiotics cũng vậy. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, với sự tiêu thụ thường xuyên, probiotics định cư một cách tạm thời trong ruột, khi chấm dứt tiêu thụ thì số lượng lợi khuẩn cũng sẽ giảm. Vì vậy để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khuyến khích bổ sung các thực phẩm chứa probiotics thường xuyên.

Việc bổ sung probiotics giúp giảm ngừa tình trạng táo bón, tiêu chảy, phân sống, rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Là cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh an toàn được cách chuyên gia khuyên dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *