Trẻ biếng ăn là nỗi lo hầu hết các bậc cha mẹ có con nhỏ. Mỗi bữa ăn đều là một trận chiến, phải làm sao thoát khỏi tình cảnh mệt mỏi này và giúp con phát triển tối ưu là điều các bậc phụ huynh quan tâm?
Trăm phương ngàn kế chỉ để dụ con ăn
Chắc hẳn đã không ít lần, bố mẹ phải làm đủ trò mới cho bé ăn nổi vài thìa cơm, cứ nhìn “con nhà người ta” ăn uống ngon lành, béo khỏe phây phây, nhanh nhẹn hoạt bát lại ngán ngẩm “con mình sao khó ăn thế”. Mỗi bữa ăn cả nhà cứ như “cái chợ” hết tiếng khóc, tiếng làm trò đến tiếng la hét. Nhưng thực tế, ngay cản người lớn cũng có lúc biếng ăn, chán ăn chứ nói gì đến con trẻ.

“Chiến tranh” bên bàn ăn thường xuyên xảy ra khi bé lên 2, lên 3. Vì lúc này hệ miễn dịch ở trẻ vấn chưa hoàn thiện nhưng lại đến tuổi đi học, giao tiếp với mội trường xã hội nhiều hơn, nhiều tác nhân mới khiến trẻ dễ bị nhiễm các bệnh cấp tính, các bệnh do nhiễm khuẩn, virus, bệnh lý về tiêu hóa, hô hấp,… khiến bé không có cảm giác ăn ngon.
Ngoài ra, ở độ tuổi này, ngoài những yếu tố về sinh lý, trẻ bắt đầu có tâm lý muốn khẳng định mình, đôi khi là chống đối lại với những yêu cầu của bố mẹ.
Giúp con hết biếng ăn: “Dục tốc bất đạt”
Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng dành cho các ông bố, bà mẹ có con biếng ăn hãy bình tình, dục tốc bất đạt. Trước khi trị biếng ăn cho con cần hiểu rõ nguyên nhân trẻ biếng ăn để có biện pháp khắc phục thích hợp. Tuyệt đối không ép con ăn, la mắng con trên bàn ăn, sẽ tạo áp lực và tâm lý căng thẳng cho trẻ.

Bố mẹ nên bắt đầu bằng việc để con tự do, tự nhiên chọn món ăn và ăn bao nhiêu tùy theo nhu cầu của con. Nếu trẻ từ 2 – 3 tuổi trở lên, bố mẹ cũng có thể cho con cùng vào bếp, chọn món ăn, giải thích cho con về món ăn và những việc bạn làm, chấp nhận các ý thích trái khoáy của trẻ.
Khi chế biến thức ăn nên đa dạng màu sắc, đừng bón cho bé mà hãy để bé tự ăn. Phần lớn các bé 2-3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu bố mẹ để chúng tự ăn. Việc bón, đút cơm cho bé đôi khi còn khiến trẻ khó chịu và phản tác dụng. Hãy để để bé thấy rằng được ăn là một niềm vui, giống như chơi một trò chơi hoặc khám phá ra điều gì mới vậy. Bố mẹ nên quan tâm gần gũi con nhưng cần đúng mức, không nên quá chiều theo ý thích của trẻ những cũng đừng quá khắt khe.
Để trẻ ăn ngon miệng hơn, nên tạo cảm giác đói trước bữa ăn, giảm số bữa và các món ăn vặt trước bữa ăn. Khi con nói “con không ăn nữa” tức là bé đã ăn đủ, không cần ép, hãy tôn trọng ý kiến của con. Bữa ăn chỉ nên kéo dài 30 phút, thức ăn để lâu sẽ mất chất, và bạn cũng nên tạo thói quen ăn về thời gian ăn uống cho trẻ.
Bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ ăn ngon
Cùng với các giải pháp như trên, bố mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ một số loại thực phẩm bổ sung như Ăn Ngon Bach Mai.

Ưu điểm quan trọng để tạo nên sự khác biệt của Ăn Ngon Bach Mai ở thành phần từ Sa nhân đỏ, Sữa ong chúa và các hoạt chất sinh học như Lysine, Amylase, Kẽm,… giúp kích hoạt vị giác của trẻ, tăng cường chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng một cách tối ưu. Nhờ đó, Ăn Ngon Bạch Mai giúp các bé đang trong tình trạng biếng ăn, nhanh chóng lấy lại vị giác, có cảm giác thèm ăn tự nhiên và ăn uống ngon miệng hơn; các bé hấp thu kém, suy sinh dưỡng cũng sẽ hấp thu tốt hơn, tăng cân đều hơn.
Ngoài ra, canxi từ Lộc giác sương, taurine, được coi là những dưỡng chất vàng cho sự phát triển về hệ cơ xương khớp và chiều cao, trí tuệ của trẻ. Lactium tái tạo, thư giãn não bộ và hệ thần kinh non nớt của trẻ, làm an dịu và làm giảm căng thẳng, lo âu, mang lại giấc ngủ sinh lý tự nhiên, trọn vẹn cho trẻ.

Không chỉ giúp con ăn ngon, không có hiện tượng tăng cân ảo, Ăn Ngon Bach Mai còn giúp trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch, làm cân bằng hệ thống thần kinh, tăng cường trí nhớ, tốt cho hoạt động của tim và gan, giữ cho làn da, tế bào máu và niêm mạc ruột luôn khỏe mạnh, giúp cho quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng trong cơ thể nhanh hơn, đồng thời giúp chống nhiễm khuẩn.
Đọc thêm: Vi chất dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng phòng chống COVID-19